Nông nghiệp hữu cơ là hệ thống sản xuất bảo vệ tài nguyên đất, hệ sinh thái và sức khoẻ con người, dựa vào các chu trình sinh thái, đa dạng sinh học thích ứng với điều kiện tự nhiên, không xử dụng các yếu tố gây tác động tiêu cực đến môi trường sinh thái;
Nông nghiệp hữu cơ là sự kết hợp kỹ thuật truyền thống và tiến bộ khoa học để làm lợi cho môi trường chung, tạo mối quan hệ công bằng và cuộc sống cân bằng cho mọi đối tượng trong hệ sinh thái.
Từ năm 2019 đến nay, một số bà con nông dân tại thành phố Kon Tum triển khai “Mô hình trồng mía hố” trên vùng đất đồi dốc để thay thế phương pháp trồng mía truyền thống. Qua thực tế triển khai, mô hình này giúp giảm chi phí sản xuất, nâng cao năng suất, sản lượng và mang lại thu nhập cao cho các hộ trồng mía.
Theo dự báo thời tiết của Trung tâm dự báo khí tượng và thuỷ văn Quốc gia, thời gian tới, thời tiết tiếp tục rét đậm, rét hại, vùng núi cao còn xảy ra hiện tượng băng giá. Để tăng cường sức khoẻ cho vật nuôi, giúp vật nuôi sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, người chăn nuôi cần quan tâm một số vấn đề sau.
Theo tập quán canh tác của người dân, sau khi thu hoạch lúa xong, ở một số nơi, nông dân thường hay cày vùi rơm cho tự phân hủy hoặc đốt đồng. Đây là việc làm mang đến nhiều tác hại, nhất là việc để rơm tự phân hủy mất nhiều thời gian, trong khi nhu cầu sản xuất vụ mùa là cấp bách. Vì vậy, khi sản xuất lúa vụ sau dễ bị ngộ độc hữu cơ. Còn việc đốt đồng thì đã vô tình làm mất đi chất hữu cơ cung cấp lại cho đất, gây hiện tượng phát thải khí nhà kính.